spot_imgspot_img
Trang chủSống khỏeCác thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng rối loạn xung điện trong tim, dẫn đến hậu quả là nhịp tim bị rối loạn: tim đập quá nhanh hay quá chậm hoặc bất thường. Chỉ định điều trị rối loạn nhịp tim phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Rối loạn nhịp tim, những điều bạn cần biết! | Vinmec

Rối loạn nhịp tim khiến tim đập bất thường

Thuốc chống loạn nhịp tim được chia làm 4 nhóm theo phân loại của Vaughan- William.

Nhóm I:

Thuốc nhóm I là thuốc chẹn kênh natri (thuốc ổn định màng tế bào) có tác dụng chặn các kênh Natri nhanh, làm chậm dẫn truyền.

Nhóm Ia: Đứng đầu là quinidin, có tác dụng gây tê màng, làm kéo dài thời kỳ trơ hiệu quả và điện thế động. Thuốc có tác dụng ức chế co bóp tim, thường dùng điều trị loạn nhịp trên thất. Quinidin nguồn gốc là thuốc chống sốt rét, hiện nay ít dùng vì tác dụng phụ nhiều.

Nhóm Ib: Đại diện là lidocain có tác dụng gây tê màng nhẹ hơn. Ngược lại, có tác dụng rút ngắn thời kỳ trơ hiệu quả và điện thế động, ít ức chế sự co bóp tim. Thuốc chỉ sử dụng cho loạn nhịp thất. Tác dụng phụ chủ yếu lên hệ thần kinh như co giật, dị cảm, mất cảm giác và ngừng hô hấp.

Nhóm Ic: Đại diện là flecain. Có cả 2 tác dụng trên nhưng không thay đổi thời kỳ trơ và điện thế động. Thuốc nhóm Ic dùng điều trị các loạn nhịp trên thất. Có tác dụng gây loạn nhịp tim nếu dùng ở bệnh nhân có tổn thương cơ tim.

Nhóm II:

Thuốc nhóm II là các thuốc chẹn beta, tác động chủ yếu đến các mô có kênh ion chậm để làm giảm tính tự động, làm chậm tốc độ dẫn truyền và kéo dài thời kỳ trơ. Đứng đầu là propranolol. Thuốc nhóm II chủ yếu dùng cho loạn nhịp trên thất ở bệnh nhân có hội chứng tiền kích thích và đôi khi được dùng phối hợp với thuốc nhóm Ia để điều trị bệnh nhân rung nhĩ hay cuồng nhĩ.

Tác dụng phụ làm chậm nhịp tim, suy tim, co thắt phế quản, làm tăng đường máu, có thể trầm cảm, liệt dương.

Nhóm III:

Thuốc nhóm III chủ yếu là các thuốc chẹn kênh kali, đại diện là amiodaron, kéo dài thời gian điện thế hoạt động và thời kỳ trơ của các mô có kênh ion chậm và nhanh. Tác dụng tốt cả trên thất và thất, thường dùng khi dùng nhóm I đơn độc hoặc phối hợp nhưng thất bại. Thuốc ít làm giảm sự co bóp tim, tác dụng phụ rất ít.

Nhóm IV:

Thuốc nhóm IV là các thuốc chẹn kênh Canxi loại nondihydropyridine. Các thuốc này ức chế kênh canxi chậm vào trong tế bào, do đó giảm tính tự động, giảm tốc độ dẫn truyền và kéo dài thời kỳ trơ. Đứng đầu nhóm là verapamil.

Digoxin và adenosin

Digoxin và adenosine không được đưa vào phân loại của Vaughan Williams. Digoxin làm rút ngắn thời kỳ trơ của cơ nhĩ, cơ thất và gây cường phế vị, do đó kéo dài thời gian dẫn truyền qua nút nhĩ thất và kéo dài thời kỳ trơ của nút nhĩ thất.

Adenosin có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn dẫn truyền qua nút nhĩ thất, do đó cắt các loại cơn tim nhanh kịch phát trên thất rất hiệu quả. Tác dụng phụ: Khó thở, đau ngực, nôn nhưng giảm nhanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

CHỦ ĐỀ PHỔ BIẾN