spot_imgspot_img
Trang chủSống khỏeĐiều trị và phòng ngừa suy tĩnh mạch chi dưới

Điều trị và phòng ngừa suy tĩnh mạch chi dưới

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không phải là bệnh gây nguy hiểm tức khắc nhưng về mặt lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như gây đau nhức, mất thẩm mỹ, thậm chí còn gây biến chứng tắc mạch nếu không được điều trị.

1. Có những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nào hiện nay?

          Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể dùng thuốc hoặc chích xơ, phẫu thuật.

Điều trị nội khoa:

– Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hằng ngày. Vì bệnh hay xảy ra ở người đứng lâu nên cần thay đổi thói quen, hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao.

– Người bệnh có thể mang vớ áp lực, đeo liên tục ban ngày hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.

– Nếu đau phù nhiều nên dùng thuốc giảm đau, chống viêm (diclofenac, paracetamol), tăng vững bền thành mạch (aescin, flavonoid), tan cục máu đông…

Tiêm xơ:

Áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú. Khi tiêm chất gây xơ (ở dạng dịch hay dạng bọt) vào lòng TM nông bệnh lý, chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, một mặt gây co nhỏ lòng tĩnh mạch, mặt khác tạo thành huyết khối làm tắc lòng TM bị suy. Thuốc tiêm xơ tĩnh mạch: Aetoxisclerol từ 0,25%-3% hoặc Fibrovein 0,35%-3%.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật lấy bỏ các túi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da…

Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser:

Đây là kỹ thuật mới điều trị dãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.

Mang vớ y khoa khi bị giãn tĩnh mạch chân

2. Phòng tránh suy tĩnh mạch bằng cách nào?

Suy tĩnh mạch mạn chi dưới diễn biến mạn tính do đó cần có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.

– Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt; tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài; khi đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, uống nhiều nước, mang tất dài hỗ trợ.

– Ít sử dụng giày cao gót trong trường hợp cần thiết, nên mặc đồ thoải mái, không quá bó sát, tránh trường hợp trang phục ngăn cản sự lưu thông của máu.

– Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ, giảm cân nếu thừa cân

– Bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây… cũng làm giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch.

          Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn còn có thể làm việc sinh hoạt bình thường.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

CHỦ ĐỀ PHỔ BIẾN