spot_imgspot_img
Trang chủSống khỏeGiải đáp thắc mắc về động kinh ở trẻ em

Giải đáp thắc mắc về động kinh ở trẻ em

Động kinh là bệnh phổ biến, ước tính chiếm 0,5-1% dân số, hơn 50% xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Tỷ lệ động kinh ở trẻ em có đến 50,5% xuất hiện trước 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi. Hơn 60% bệnh nhân động kinh có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và tuân thủ theo điều trị của thầy thuốc.

1. Động kinh là gì?

Động kinh là tình trạng tổn thương não đặc trưng: Cơn kịch phát về vận động (co giật các chi, co giật cơ), cảm giác, giác quan và tâm thần có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần và có hoặc không kèm theo mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thay đổi về trạng thái tri giác.

Bệnh động kinh ở trẻ em: Những điều cần biết | Vinmec
Bệnh động kinh ở trẻ em

2. Bệnh động kinh ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến động kinh ở trẻ sơ sinh bao gồm: ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.

Còn trẻ dưới 1 tuổi động kinh có thể là hậu quả từ: nhiễm trùng thần kinh, giảm calci máu, dị tật bẩm sinh não, sốt cao co giật, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mạch máu não, bệnh thần kinh da

Với trẻ dưới 2 tuổi, động kinh có thể xuất phát từ: di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh, sau chấn thương sọ não, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, nhiễm độc hóa chất.

Còn nguyên nhân  gây động kinh ở trẻ lớn bao gồm: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh, di chứng tổn thương não thời sinh

3. Động kinh ở trẻ em có những dấu hiệu nào?

Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh thường đột ngột, nhất thời và đa dạng về triệu chứng, gồm cả rối loạn vận động (như co cứng và/hoặc co giật, mất động tác chủ động, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đánh trống ngực, đái dầm,…), rối loạn cảm giác (cảm giác kiến bò, kim châm, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt, cảm giác như có luồng điện,…), rối loạn tâm thần (lo lắng, sợ hãi, rối loạn trí nhớ, ảo giác, chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi…), mất ý thức

4. Động kinh ở trẻ em có chữa khỏi không?

Trên 60% bệnh nhi mắc động kinh kiểm soát được cơn và khỏi hoàn toàn sau liệu trình điều trị, chất lượng sống của người bệnh tốt. Còn khoảng 40% bệnh nhân động kinh nặng, tồn tại cơn dai dẳng, thậm chí kháng thuốc. Có những trường hợp tuy rất hiếm gặp nhưng lại là những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh, có thể gây ra tử vong đó là “trạng thái động kinh”, là thuật ngữ chỉ một cơn con giật (hoặc một chuỗi cơn co giật liên tục) xảy ra lâu quá 5 phút; hoặc là đột tử không rõ nguyên nhân khi động kinh (SUDEP).

Vì vậy người bệnh khi thấy dấu hiệu nghi ngờ động kinh như có những cơn co giật cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để khám, chẩn đoán và được tư vấn điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

CHỦ ĐỀ PHỔ BIẾN