spot_imgspot_img
Trang chủSống khỏeLàm gì để tăng chiều cao ?

Làm gì để tăng chiều cao ?

Làm gì để tăng chiều cao ?

Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó: 32% do yếu tố dinh dưỡng, 23% do yếu tố di truyền, 20% do vận động thể lực, 15% là do môi trường, ánh nắng, tình hình bệnh tật, giấc ngủ…

Để phát triển chiều cao tốt cho trẻ cha mẹ nên lưu ý chế độ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cân bằng

Lysin: có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu

Canxi: nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng đến18 tuổi cần khoảng 400-700mg/ngày.

Vitamin A: rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín…).

Vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn. Cơ thể nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu…) và tiền chất vitamin D nằm dưới da. Tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D với thời gian từ 15-30 phút/ngày.

Sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt.

Ngoài ra, để phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ khi trẻ đến tuổi trưởng thành, bạn nên cho con tham gia các môn thể thao giúp phát triển chiều cao tốt như: đu xà, đạp xe, cầu lông, bơi lội..

 Lưu ý của cha mẹ trong thời điểm dậy thì giúp con tăng chiều cao tối ưu

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp nhiên liệu để con thoải mái hoạt động cả ngày và tích lũy để tăng trưởng thể chất. Có 2 nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà mẹ cần nắm là bổ sung đúng và bổ sung đủ.

Áp dụng đúng phương pháp chế biến thực phẩm, hạn chế sử dụng nhiệt độ quá cao như nướng, chiên, khiến dưỡng chất bị hao hụt, cơ thể con không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao.

Theo dõi những thay đổi trên cơ thể con

Độ tuổi bắt đầu dậy thì ở bé gái nằm trong khoảng từ 8 – 13. Khi bắt đầu có kinh nguyệt, bé gái tăng thêm khoảng 3-5cm và tốc độ phát triển chiều cao sẽ chậm lại sau 15 tuổi, có thể sớm hơn hoặc trễ hơn phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu dậy thì.

Bé trai có xu hướng thể hiện những thay đổi thể chất đầu tiên của tuổi dậy thì trong độ tuổi từ 10 đến 16, phát triển nhanh nhất từ 12 đến 15 tuổi. Đến khoảng 16 tuổi, chiều cao của bé đã bắt đầu phát triển chậm lại.

Sau dậy thì, lượng nội tiết tố sinh dục và tăng trưởng giảm đi đáng kể, sụn xương cốt hóa hoàn toàn gắn vào đầu xương, xương không dài ra được nữa.

Gặp chuyên gia khi con có dấu hiệu dậy thì

Trẻ sẽ được tiến hành kiểm tra thể trạng, những sự thay đổi bên ngoài và bên trong cơ thể, đánh giá xem nó có phù hợp với biểu đồ phát triển thể chất bình thường hay không. Các chuyên gia cũng hướng dẫn cha mẹ và con cái cách chăm sóc sức khỏe để con tăng trưởng chiều cao thuận lợi trong giai đoạn dậy thì nếu con có dấu hiệu tăng trưởng kém ở các thời kỳ trước.

Khuyến khích con vận động thường xuyên

Bên cạnh khả năng kích thích sản sinh nội tiết tố tăng trưởng, vận động còn giúp củng cố sức khỏe của hệ xương. Đây cũng là điều kiện quan trọng để xương có thể phát triển liên tục về chiều dài. Mẹ hãy khuyến khích con dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Đồng thời, hướng cho con lựa chọn các môn thể thao kích thích xương phát triển mạnh mẽ như bơi lội, bóng rổ, nhảy dây hoặc các bài tập yoga giúp kéo giãn xương khớp.

Chú ý đến giấc ngủ và thói quen sinh hoạt của con

Khi ngủ sâu vào ban đêm, tuyến yên sản sinh hàm lượng hormone tăng trưởng cao gấp nhiều lần so với khi thức, đỉnh điểm là vào 23 – 01 giờ sáng. Mặt khác, thông qua giấc ngủ, các cơ quan và tế bào sẽ đào thải độc tố, giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày dài. Hãy khuyến khích con đi ngủ trước 22 giờ mỗi ngày và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tốt và kích thích chiều cao phát triển hết tiềm năng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

CHỦ ĐỀ PHỔ BIẾN