Nhiễm độc thai nghén trong quá trình mang thai xuất hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tùy vào mức độ mà cho thấy sự nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong mỗi giai đoạn khác nhau. Đôi khi nhiễm đọc thai nghén nặng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như gây nhiều biến chứng cho mẹ trong quá trình chuyển dạ đẻ.
- Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nhiễm độc thai nghén là tình trạng rối loạn co thắt mạch máu khi đó làm tăng áp lực nên các mạnh máu ngoại biên cũng như các cơ quan khác như tử cung, thận, gan, hay tim. Khi đó làm tổn thương mạch máu, gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai nhi cũng như sức khỏe bà mẹ trong lúc mang thai cũng như quá trình sinh con
2. Tăng huyết áp khi mang thai và sự nguy hiểm của nó?
Tăng huyết áp là sự tăng áp lực của máu lên thành mạch, tăng huyết áp khi mang thai thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ chủ yếu vào sau tuần thai thứ 20.
Khi huyết áp tăng trên 140/90 mmHg thì được coi là tăng huyết áp, nhưng khi huyết áp cao trên 130/80mmHg đã là tiền tăng huyết áp, khi đó mẹ cần phải lưu ý ngay. Tăng huyết áp khi mang thai vẫn có thể khỏi sau khi sinh em bé nhưng lại có nhiều nguy cơ biến chứng cho thai nhi cũng như cho mẹ như
- Nguy cơ tiền sản giật, sản giật : đây là 1 trong 5 biến chứng nguy hiểm nhất khi mang thai, sản phụ có thể lên cơn sản giật, suy hô hấp, hôn mê rất nhanh.
- Tai biến mạch máu não do tăng áp lực
- Suy tim
- Sinh non, thai lưu hay thai nhi chậm phát triển : do giảm cung cấp oxy cũng như quá trình giảm cung cấp dinh dưỡng nên thai nhi phát triển chậm, sụt giảm oxy làm dễ bị thai lưu hay sinh non
- Rau bong non
Tất cả các trường hợp mang thai kiểm tra có dấu hiệu tăng huyết áp cần được theo dõi chặt chẽ và sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám ở các cơ sở y tế. Tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.