spot_imgspot_img
Trang chủSống khỏeLàm gì khi bị dị ứng thời tiết

Làm gì khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là căn bệnh rất hay gặp. Hơn nữa, bệnh lại thường xuyên tái phát. nên làm gì hay kiêng khem gì khi  bị dị ứng thời tiết để bệnh nhanh khỏi và đỡ cảm thấy khó chịu.

Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, xảy ra vào thời gian chuyển mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột.

Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh, độ ẩm thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí.

Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết, từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng

Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.

Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung… Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.

Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gàu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần phải can thiệp sớm.

Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định, tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.

Nếu các triệu chứng nhẹ như Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa râm ran bệnh nhân không nên cố gắng gãi vì có thể gây tổn  thương da và bội nhiễm

Các dấu hiệu dị ứng nặng hơn như Nổi mề đay cấp tính: là  triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột có thể nguy hiểm đến tính mạng cần nhanh chống có sự trợ giúp y tế

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Một số loại hạt và trái cây tươi: một số loại quả như táo, kiwi… làm bệnh lý dị ứng bộc phát mạnh mẽ hơn

Một số loại hải sản, thức ăn giàu đạm

Tránh để da tiếp xúc với gió lạnh

Không mặc quần áo quá chật chội: Đơn giản vì quần áo chật sẽ gây cọ xát mạnh càng khiến triệu chứng dị ứng bùng phát

Tránh tự ý mua thuốc hoặc bất cứ loại kem bôi nào về sử dụng. điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gây dị ứng để có thể tránh lặp lại về sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

CHỦ ĐỀ PHỔ BIẾN